[GIẢI ĐÁP] Bệnh trĩ khi mang thai: Nguyên nhân bệnh và cách điều trị hiệu quả

Không ai muốn nhắc đến chúng nhưng thực tế bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của nhiều người.Trĩ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trên phụ nữ đang mang thai.

Điều này gây ra không ít những khó chịu khi đang trong thời kỳ thai nghén cho mẹ bầu. Vậy nguyên nhân do đâu mà phụ nữ mang thai lại hay gặp bệnh trĩ, bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không và làm thế nào để loại bỏ các rắc rối do trĩ gây ra, hãy cùng Sống Khỏe 24h tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là căn bệnh gây ra do tình trạng mạch máu vùng hậu môn kém bền vững do các nguyên nhân khác nhau, gây ra chảy máu, sa búi trĩ. Bệnh trĩ liên quan mật thiết đến lối sống, hay gặp hơn ở những đối tượng phải ngồi nhiều, có thói quen ngồi xổm hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú.

Bệnh trĩ chia làm 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chia làm 3 cấp độ từ 1 đến 4, thường gặp hơn trĩ ngoại với các biểu hiện từ chảy máu, đau rát vùng hậu môn, đi ngoài ra máu tươi đến sa búi trĩ với các mức độ khác nhau.

Phụ nữ có thai và sau thời kỳ thai sản thường gặp trĩ nội hơn là trĩ ngoại.

Mang thai thường bị trĩ nội
Mang thai thường bị trĩ nội

Nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai thường hay bị trĩ

Câu hỏi này là băn khoăn của rất nhiều chị em, đặc biệt là khi chuẩn bị bước vào thai kỳ. Theo thống kê, có đến 20-50% phụ nữ mang thai gặp phải bệnh trĩ ở các mức độ và giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Điều đặc biệt là, có cả những chị em chưa bị trĩ bao giờ cho đến khi họ mang thai.

Xuất hiện điều này là bởi mang trong mình thêm một sinh linh bé bỏng là điều thật sự tuyệt vời, là những thay đổi của cơ thể từ điều nhỏ nhất. Nội tiết tố tăng nhanh chóng gián tiếp làm gia tăng sự lỏng lẻo của các mô liên kết và giảm độ bền vững của thành tĩnh mạch. Điều này khiến trĩ dễ xuất hiện hơn với biểu hiện sớm là táo bón, đi ngoài ra máu tươi, buồn đi ngoài nhưng không cách nào giải quyết được.

Nhiều chị em có thể gặp tình trạng trĩ nặng hơn nếu trước đó đã mắc phải. Tĩnh mạch nhỏ có xu hướng căng ra và nở rộng làm gia tăng cảm giác khó chịu của bệnh trĩ.

Những nguyên nhân bị trĩ khi mang thai
Những nguyên nhân bị trĩ khi mang thai

Một nguyên nhân nữa chính là do em bé của bạn. Khi kích thước và cân nặng của bé càng tăng thì áp lực lên thành bụng và các cơ quan nội tạng cũng tăng theo tỉ lệ thuận.

Áp lực này với các mạch máu cũng tương tự làm chúng bị căng giãn quá mức trong suốt thai kỳ. Giống như một sợi dây cao su bị kéo dãn quá mức, nhất định sẽ nứt, rò, kém đàn hồi.

Kết hợp với đó là lượng máu tuần hoàn đến vùng chậu sẽ chậm lại, ứ đọng tại các tĩnh mạch vùng bụng khiến chúng phình ra và có xu hướng yếu đi. Từ đó mà bệnh trĩ có thể đường đường chính chính xuất hiện mà chẳng hề có liên hệ gì tới lối sống cả.

Khi mang thai, thể tích máu tuần hoàn của mẹ cũng phải tăng lên rất nhanh để đảm bảo cung cấp đủ oxy và các nguồn dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng em bé. Lượng máu này có thể tăng lên tới 40% ở phụ nữ mang thai. Trong khi đó, hệ thống mạch máu để vận chuyển chúng lại có sự thay đổi rất nhỏ nếu không muốn nói là như cũ. Điều này góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Điều này sẽ tăng lên nếu trước đó mẹ bầu đang gặp bệnh trĩ, nhất là ở 3 tháng giữa của thai kỳ.

Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và tốt nhất hiện nay

Các dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ trước và trong khi mang thai

Giống như các đối tượng khác, phụ nữ mang thai nếu gặp phải bệnh trĩ sẽ có các biểu hiện tương tự.

Bệnh trĩ ở mức độ khác nhau sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

  • Nếu đi ngoài thấy có chút máu tươi trên giấy vệ sinh, rất có thể mẹ bầu đã gặp phải trĩ nội giai đoạn sớm. Hãy chú ý vì tình trạng ra máu có thể nhầm lẫn với các bất thường trong thời kỳ mang thai với các biểu hiện chảy máu, nhất là trong thời kỳ 3 tháng đầu.
  • Nếu mẹ bầu có cảm giác có vật gì đó ở ngoài hậu môn, hãy thử kiểm tra bằng tay hoặc sử dụng gương. Đó rất có thể là trĩ ngoại đã xuất hiện để đồng hành với bạn trong suốt thai kỳ.

Nhưng có những trường hợp, mẹ bầu gặp phải bệnh trĩ đi kèm với sự đau rát khó chịu vùng hậu môn, kể cả lúc không đi ngoài khiến họ chỉ muốn ngồi lì trong nhà vệ sinh để đẩy chúng ra ngoài. Điều này thật sự vô ích và đôi khi còn khiến tình trạng trĩ nặng hơn. Lúc này, hãy thử một số biện pháp mà chúng tôi sẽ trình bày phía sau.

Một số dấu hiệu bị trĩ khi mang thai
Một số dấu hiệu bị trĩ khi mang thai

Tuy vậy, nếu gặp bệnh trĩ mà không gây ra đau đớn khó chịu nào thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Hãy cứ thoải mái tận hưởng giây phút tuyệt vời khi mang thai.

Chảy máu là một biểu hiện khá rõ ràng khi trĩ xuất hiện rầm rộ và chịu tác động lớn hơn. Chảy máu do trĩ có các mức độ khác nhau và xuất hiện nhiều hơn khi đi ngoài. Cần chú ý phân biệt với các biểu hiện chảy máu khác mà chúng tôi đã lưu ý ở trên. Nếu mẹ bầu lo lắng hãy tới bệnh viện để kiểm tra để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Những phụ nữ gặp tình trạng giãn tĩnh mạch âm hộ, thừa cân, đa thai, thừa nước ối hoặc ít vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ hơn.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ cũng có thể gây các biểu hiện đau rát vùng hậu môn, ngứa và gây khó chịu cho mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này. Đôi khi còn gây khó chịu, đau tăng lên sau  khi quan hệ tình dục.

Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Sinh thường hay sinh mổ đối với phụ nữ khỏe mạnh đã là một vấn đề mà các mẹ bầu rất phân vân. Điều này trở lên khó khăn hơn khi mẹ nào không may gặp phải bệnh trĩ.

Tùy thuộc vào mức độ trĩ khác nhau mà các mẹ hãy lựa chọn những biện pháp chấm dứt thai kỳ phù hợp. Ở mức độ nhẹ, búi trĩ chưa sa ra ngoài vẫn có thể sinh thường. Nhưng ít nhiều sinh thường vẫn sẽ gặp những ảnh hưởng, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày.

Sinh Thường khi bị trĩ có được không?
Sinh Thường khi bị trĩ có được không?

Khi đẻ thường, bắt buộc phải có những cơn rặn để đẩy thai nhi ra ngoài. Điều này làm các búi trĩ đã hình thành trước đó sa xuống nhiều hơn, vùng hậu môn trực tràng cũng chịu những tổn thương trầm trọng hơn.

Đa số chị em phụ nữ mắc bệnh trĩ khi đang mang thai, sau khi sinh thường sẽ phải chịu những đau đớn hơn khi đi ngoài so với người không mắc bệnh này.

Nếu bệnh trĩ đang tiến triển ở mức độ nặng với các búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, cần dùng tay đẩy chúng vào trong, lời khuyên dành cho họ là nên sinh mổ.

Sở dĩ nên như vậy vì khi rặn nhiều kết hợp với sự co bóp dồn dập của tử cung, sẽ làm tăng áp lực lên các búi trĩ khiến chúng càng bị đẩy ra ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây những nguy hiểm không đáng có.

Tốt hơn hết, nếu mẹ bầu mắc bệnh trĩ, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ, nên tới gặp bác sỹ để thăm khám và được tư vấn phương pháp sinh phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe đồng thời mang lại sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo như các chuyên gia nói thì bệnh trĩ là một căn bệnh về cơ bản khá lành tính. Rất nhiều người trong nhiều năm đã sống chung với bệnh trĩ. Tuy nhiên các mẹ bầu không nên chủ quan về bệnh trĩ khi mang thai vì sức khoẻ của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến em bé trong bụng. Khi bị trĩ các mẹ thường có các triệu chứng tuy ảnh hưởng không quá nghiêm trọng nhưng cũng về lâu dài sẽ gây hậu quả lên em bé:

  • Tình trạng chảy máu hậu môn sẽ gây đến thiều máu, suy nhược cơ thể mẹ bầu. Khi trĩ cấp độ 3,4 bị chảy máu nhiều cộng thêm với việc trong thời kì thai nghén sẽ gây lên các triệu chứng như: đâu đầu, chóng mặt, da tái…điều này sẽ tạo nên những hậu quả trực tiếp đến cả mẹ và con trong bụng.
  • Bị trĩ mang đến nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là khi mang thai. Căng thẳng càng nhiều sẽ gây stress, tâm lí, đảo lộn lối sống khiến sự phát triển của trẻ cũng gặp vấn đề.

Nếu có một lối sống lành mạnh và điều trị bệnh trĩ một cách hợp lí thì người mẹ cũng không cần lo lắng về con ở trong bụng.

Nguy hiểm khi mang thai bị trĩ

Bệnh trĩ vốn không nguy hiểm đối với tất cả các đối tượng, mà thường đem lại những vấn đề rắc rối đi kèm. Tuy nhiên đối với mẹ bầu, căn bệnh này cần được chú ý.

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm gì?
Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm gì?

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ có thai là táo bón. Uống bổ sung sắt, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng,hạn chế vận động là những yếu tố hàng đầu hay gặp ở phụ nữ có thai. Điều này cần được giải quyết thay vì cam chịu sống chung với nó.

Khi phân được đào thải đều đặn, chất độc, chất thải của cơ thể sẽ theo đó thoát ra ngoài. Nếu táo bón thường xuyên làm lượng độc tố này sẽ thẩm thấu trở lại cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó, thể tích tuần hoàn và khối lượng cơ thể tăng lên khi mang thai khiến các mô liên kết lỏng lẻo, cơ bắp kém săn chắc, kết hợp với khi sinh thường phải rặn nhiều làm tăng nặng thêm tình trạng trĩ, để lại những đau đớn và khó khăn sau khi sinh con.

Chính vì vậy, các bác sĩ sản khoa luôn khuyến cáo chị em nên hạn chế tối đa tình trạng trĩ khi mang thai, hoặc nếu đã gặp cần điều trị càng sớm càng tốt.

Cách ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ là điều không ai mong muốn, nhất là ở phụ nữ có thai lại đang phải chịu những thay đổi của cơ thể. Bằng những mẹo sau đây, phần nào sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và hạn chế sự phát triển của bệnh.

  • Hạn chế táo bón: vì trĩ là căn bệnh của trực tràng, nên để hạn chế phát sinh, nên hạn chế nhất có thể hiện tượng táo bón. Khi đại tràng kém linh hoạt kết hợp với phân khô và vón cục, làm tổn thương trực tràng sẽ gây khó khăn trong việc đào thải phân, tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Khi bầu uống nước đầy đủ để tránh táo bón
Khi bầu uống nước đầy đủ để tránh táo bón
  • Nên uống đủ nước: nhiều mẹ bầu hạn chế uống nước do thói quen hoặc do sợ nguy cơ thừa nước ối. Điều này là không tốt bởi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành phân. Khi cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ góp phần làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón và chảy máu khi đi ngoài, hạn chế sự hình thành và phát triển của trĩ.
  • Không nên ngồi xổm, đặc biệt là khi đi vệ sinh: ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực nên các thành tĩnh mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Khi đi vệ sinh, mẹ bầu có thể kê chân lên một chiếc ghế thấp. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên khung chậu. Cùng với đó là không nên kéo dài thời gian đi ngoài bằng cách mang theo điện thoại hoặc sách báo.
  • Tránh những căng thẳng hoặc áp lực tâm lý khi khó đi ngoài. Nếu cảm thấy khó, hãy đứng dậy thư giãn, uống thêm một cốc nước ấm và thử lại vào những lúc cơ thể phát ra những tín hiệu cảnh báo tiếp theo.
  • Bổ sung chế độ ăn bằng nhiều chất xơ, rau xanh và thức ăn thô. Đây là những thực phẩm rất tốt cho quá trình tạo khuôn cho phân, hạn chế táo bón, bao gồm trái cây, rau củ quả, yến mạch, khoai, sắn, các loại hạt. Cùng với đó nên ăn vừa phải các loại thịt, thức ăn giàu đạm, đồ ăn nhanh, cay, nóng. Các loại thực phẩm này cần rất nhiều thời gian để tiêu hoá đồng thời tác động xấu đến khả năng bài tiết của cơ thể, đặc biệt là thời kỳ mang thai.

Một số cách điều trị nội, ngoại khi mang thai

Khi đã chắc chắn rằng mình không may mắc phải bệnh trĩ khi đang mang thai, hãy bắt tay ngay vào điều trị càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện ra bệnh ngay từ khi mới manh nha, quá trình điều trị càng đơn giản.

Có rất nhiều cách điều trị trĩ từ đơn giản đến phức tạp có thể áp dụng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khi mang thai, những cách điều trị này chỉ làm giảm bớt các triệu chứng chứ không thể loại bỏ hoàn toàn cho tới khi sinh con. Thậm chí, những cảm giác khó chịu còn có thể kéo dài vài tuần sau khi đã điều trị khỏi.

Hạn chế tối đa táo bón

Bên cạnh những mẹo hạn chế táo bón đã kể trên, mẹ bầu có thể tìm đến một số loại kem điều trị trĩ chứa các thành phần tự nhiên an toàn cho mẹ bầu. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm giảm đau rát, sưng nóng, chảy máu do trĩ hiệu quả. Nếu mẹ vẫn chưa yên tâm, có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn về loại gel phù hợp.

Hoặc, cách đơn giản hơn là sử dụng thuốc nhuận tràng. Bên cạnh làm mềm phân, thuốc nhuận tràng còn giúp thúc đẩy sự co bóp của thành ruột, tăng nhanh khả năng đào thải phân

Dùng thuốc trĩ cho người mang thai

Một số loại kem bôi trĩ có thành phần gây tê tại chỗ rất hiệu quả trong việc giảm đau tạm thời do trĩ. Ở phụ nữ mang thai, điều này có thể đem lại cảm giác thoải mái, đỡ khó chịu, làm dịu các cơn đau và biểu hiện sưng đỏ.

Tham khảo thuốc bôi trĩ an toàn cho người mang bầu: [REVIEW] Thuốc trĩ Cotripro Gel có tốt không? Giá bán, Cách dùng từ A-Z

Một số mẹo đơn giản làm co búi trĩ cho bà bầu

  • Tắm và vệ sinh hậu môn bằng nước mát cũng là cách rất đơn giản nhưng mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu.
  • Chườm lạnh cũng là một biện pháp khá hữu ích. Tuy nhiên, nên chú ý túi đá chườm cần đảm bảo vệ sinh để hạn chế viêm nhiễm có thể phát sinh.
Sử dụng baking soda để rửa hậu môn
Mẹo: Sử dụng baking soda để rửa hậu môn
  • Baking soda có chứa thành phần natri bicarbonat tương đối hiệu quả nếu pha vào nước để vệ sinh hoặc ngâm rửa vùng hậu môn.
  • Không nâng các vật nặng, tránh các áp lực nên vùng chậu và ổ bụng.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi ngoài. Có thể sử dụng giấy mềm, khăn lau hoặc vệ sinh trực tiếp bằng vòi sen.
  • Hạn chế ăn mặn. Lượng natri cao trong muối ăn hoặc gia vị mặn có thể làm tăng tích nước và thể tích tuần hoàn.
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ uống có gas và các chất kích thích. Những thực phẩm này làm gia tăng mức độ bệnh trĩ.
  • Tránh làm tổn thương da vùng hậu môn.
  • Tăng cường tập luyện Kegels. Bài tập này rất tốt cho phụ nữ mang thai nhằm duy trì sự bền bỉ của khung chậu đồng thời hỗ trợ sinh thường tốt hơn.
  • Tư thế nằm ngủ nên nghiêng sang bên trái để giảm bớt sự ứ máu ở vùng chậu, đồng thời hạn chế cảm giác khó chịu ở phụ nữ mang thai thay vì nằm ngửa.
  • Tăng cường vận động. Mẹ bầu vẫn nên duy trì tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt, đồng thời tăng cường sự hấp thu của hệ thống tiêu hoá.
  • Duy trì mức độ tăng cân vừa phải, vừa hạn chế áp lực lên vùng chậu, vừa giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Điều này dễ dẫn đến tích tụ máu tại vùng chậu, tăng nguy cơ bệnh trĩ. Thay vào đó hãy thường xuyên đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu.

Một số kinh nghiệm điều trị trĩ khi mang thai được chia sẻ

Bệnh trĩ có hết khi sau khi mang thai

Có một tin vui cho các bà bầu bị trĩ là: Khi sinh ở xong bệnh trĩ của bạn có thể hết mà không cần can thiệp hay điều trị vì nồng độ hormone, lượng máu và áp lực trong ổ bụng giảm sau khi sinh.

Như đã nói ở trên bệnh trĩ thời xuất hiện trĩ phổ biến nhát ở phụ nữ mang thai là thòi kì mang thai tháng thứ 3 và trong, trước ngay khi sinh em bé. Nhưng bạn cũng cần lưu ý về căn bệnh trĩ vì trĩ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào không chỉ là khi mang bầu.

Phụ nữ có thai khi nào cần đi khám để điều trị bệnh trĩ?

Như đã trình bày ở nội dung trên, bệnh trĩ khá phổ biến ở phụ nữ có thai với các mức độ khác nhau. Không phải mẹ bầu nào bị trĩ cũng phải đi khám và dùng thuốc. Thay vào đó, hãy áp dụng những cách mà chúng tôi đã liệt kê ở phần trên.

Khám và điều trị trĩ khi mang thai
Khám và điều trị trĩ khi mang thai

Những trường hợp sau đây nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh trĩ.

  • Mẹ bầu đã áp dụng một số cách điều trị trĩ tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả.
  • Tình trạng chảy máu tươi khi đi ngoài, đau rát, ngứa hoặc sưng tấy vùng hậu môn diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát.
  • Đau bụng, có biểu hiện ra máu bất thường nghi ngờ không phải do bệnh trĩ, đặc biệt là khi ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
  • Mẹ bầu mắc bệnh trĩ mà có các triệu chứng chuyển nặng như chảy máu hậu môn ngay cả khi không đi ngoài, sa búi trĩ…

Trên đây là những điều cần biết về  bệnh trĩ ở phụ nữ đang trong thai kỳ. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa tổng hợp sẽ giúp ích cho mẹ bầu, giúp mẹ có được những sự thoải mái và sự chuẩn bị tốt nhất để đón bé yêu chào đời.

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *