[VẠCH TRẦN] Dầu cọ thực sự có tốt? Nguy cơ với môi trường ra sao?

Hiện nay, dầu cọ được sử dụng khá phổ biến trên toàn thế giới. Bên cạnh những tác dụng mà dầu cọ đem lại cho sức khỏe và cuộc sống con người còn có một số ý kiến trái chiều về những bất cập và các nguy cơ tiềm ẩn của dầu cọ đối với con người và môi trường.

Trong bài viết dưới đây, https://songkhoe24h.com sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết nhất về dầu cọ như: Dầu cọ có tác dụng gì? có tốt không? có nguy cơ gì khi sử dụng dầu cọ? 

Dầu cọ là gì?

Dầu cọ là một sản phẩm được chiết xuất chính từ trái cây cọ dầu thuộc giống cây Elaeis guineensis (đến từ Tây hoặc Tây Nam của Châu Phi) hoặc giống cây Elais oleifera (từ Nam Mỹ) đôi khi được chiết xuất từ một giống cây lai tạo của cả 2 loại trên.

Dầu cọ tồn tại ở dạng bán rắn khi ở nhiệt độ thường với thành phần chính là các acid béo khác nhau.

Do giá thành rẻ nên hiện nay, dầu cọ được sản xuất khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới đem lại các hiệu quả đặc biệt cho sức khỏe và cuộc sống của con người.

Dầu cọ
Hình ảnh: Quả cọ

Thành phần dinh dưỡng chính trong dầu cọ

Trong một muỗng canh dầu cọ (khoảng 14gam) chứa các thành phần với hàm lượng như sau:

  • Calo: hàm lượng 114
  • Chất béo bão hòa (chủ yếu là các acid palmitic và một lượng nhỏ acid oleic, acid linoleic và acid stearic): hàm lượng 7gam.
  • Chất béo: hàm lượng 14gam.
  • Chất béo không bão hòa đơn: hàm lượng 5gam.
  • Chất béo không bão hòa đa: hàm lượng 5gam.
  • Vitamin E: 11% RDI.
  • Ngoài ra, trong dầu cọ còn có các chất màu đỏ cam là các chất carotenoid và các tiền vitamin A (beta-carotene) có vai trò chống oxy hóa rất hiệu quả.
    Dầu cọ
    Thành phần của Dầu cọ: Các carotenoid

Công dụng của dầu cọ

Dầu cọ có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người bao gồm sức khỏe về não bộ, sức khỏe tim mạch và cung cấp đầy đủ vitamin A cần thiết cho cơ thể cũng như làm đẹp rất tốt.

Rất hữu hiệu để cải thiện sức khỏe

  • Sức khỏe não bộ: trong thành phần của dầu cọ có chứa Tocotrienol là một dạng của vitamin E với công dụng chính là chống lại quá trình oxy hóa và bảo vệ sức khỏe não bộ rất hiệu quả. Tác dụng này có được là do tocotrienol được nghiên cứu là có tác dụng bảo vệ các chất béo không bão hòa trong não bộ nên giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, mất trí nhớ và giảm rõ rệt nguy cơ đột quỵ và tổn thương não.
  • Sức khỏe tim mạch: dầu cọ có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch do làm giảm được lượng cholesterol LDL xấu và gia tăng lượng cholesterol HDL tốt nên làm giảm đáng kể khả năng mắc các bệnh về tim mạch ở nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.
    Dầu cọ
    Dầu cọ xóa mờ thâm nám
  • Cải thiện được các vấn đề về Vitamin A của cơ thể: dầu cọ có chứa thành phần là beta – carotene một tiền vitamin A nên có công dụng cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin A ở người thiếu hụt hoặc những người có nguy cơ thiếu hụt. Các đối tượng có nhu cầu Vitamin A cao bao gồm phụ nữ có thai, bệnh nhân xơ nang và trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.

Sử dụng với mục đích làm đẹp

  • Làm chậm quá trình oxy hóa trên da, giúp làn da căng mịn, trắn sáng, gảm bớt sự xuất hiện của các nếp nhăn: dưa vào thành phần Toctrienols, đây là hoạt chất giúp chống lại phát triển của các gốc tự do, nhờ vậy mà quá trình oxy hóa được ngăn chặn hiệu quả
  • Làm mềm, mờ các vết sẹo, xóa mờ các vết thâm để lại do sẹo hay các vết rạn da sau sinh để hay quá trình phát triển quá mạnh mẽ của cơ thể sau tuổi dậy thì: hàm lượng vitamin dồi dào, dầu cọ tác động vào vùng da bị tổn thương, kích thích sự tái tạo lại của nó, thay thế bỏ những tế bào da đã bị tổn thương rất hiệu quả.
  • Bảo vệ da, chống lại những tác động xấu của ánh nắng mặt trời lên da: khi bôi dầu cọ lên da, nó sẽ tạo thành một lớp amfng mỏng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các thành phần dưỡng chất cũng dẫn dần thấm sâu vào bên trong để kích thích quá trình tái tạo lại da từ sâu bên trong.
  • Giúp mái tóc đen óng, chắc khỏe, giảm bớt rõ rệt tình trạng rụng tóc nhờ vào các thành phần dưỡng chất thấm sâu vào các nang tóc, kích thích sự chắc khỏe của tóc.
    Dầu cọ
    Dầu cọ dưỡng tóc hiệu quả

Cách sử dụng dầu cọ hiệu quả

Dầu cọ có thể được sử dụng theo rất nhiều các cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của từng người khác nhau.

Sử dụng để dưỡng da, trị thâm sẹo

  • Sử dụng dầu cọ, bôi trực tiếp lên da
  • Kết hợp sử dụng cùng tinh dầu ngọc lan tâytinh dầu oải hương để dùng trong masage hiệu quả hơn trong việc làm da căng mịn, tươi trẻ
  • Dùng kết hợp tinh dầu trà xanh, sư dụng trong massage trị mụn
  • Sử dụng pha vào trong bồn tắm để dùng dưỡng da và thư giãn.

Sử dụng với mục đích dưỡng tóc

  • Có thể dùng kết hợp với các loại tinh dầu khác tạo thành hỗn hợp để dùng gội đầu
  • Sử dụng để ủ tóc

Ứng dụng của dầu cọ trong thực phẩm

Dầu cọ là một sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật với hương vị tương tự như bí đỏ hoặc cà rốt. Dầu cọ chủ yếu được dùng trong chế biến thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm ăn liền.

Dầu cọ
Dầu cọ dùng trong xào nấu thức ăn

Ngoài ra, dầu cọ cũng được dùng để chiên xào do không bị biến đổi ở nhiệt độ cao. Cũng có khi, dầu cọ được thêm vào các loại bơ của quả hạch để ổn định thành phần.

Ngoài thực phẩm, dầu cọ còn được sử dụng trong rất nhiều các ngành công nghiệp khác như công nghiệp sản xuất xà phòng, mỹ phẩm, kem đánh răng và cả ngành sản xuất nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng tự nhiên…

Tác dụng của dầu cọ với bà bầu

Theo như các nghiên cứu lâm sàng về dầu cọ đã chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin A có trong loại dầu nay nhiều gấp 15 lần so với cà rốt. Đây là một con số rất kinh ngạc khi ai cũng biết rằng, trong các loại rau củ quả thì cà rốt nổi tiếng với hàm lượng vitamin A vô cùng dồi dào. Và với hàm lượng dưỡng chất tuyệt vời như vậy, nó giải quyết rất nhiều các vấn đề trên da như da khô, rạn da, làm mềm da từ đó giúp làn da mịn màng và tươi sáng. Chính vì những tác dụng như vậy mà sản phẩm rất được ưa chuộng bởi các đối tượng là phụ nữ mang thai do tác động chống rạn da của nó.

Dầu cọ
Dầu cọ rất được các bà bầu ưa chuộng

Không chỉ có tác dụng tuyệt vời, thành phần 100% tự nhiên của nó còn giảm bớt nguy cơ xảy ra các tình trạng kích ứng trên da, đảm bảo an toàn rất tốt, rất hợp với các đối tượng là các thai phụ và phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.

Cách làm dầu cọ tại nhà

Đa phần việc làm tinh dầu cọ sẽ được làm dưới hình thức công nghiệp, được xử lý trực tiếp tại các nhà máy mà rất ít mang về làm trực tiếp tại nhà do quy trình làm của nó phải cần những dụng cụ có công suất lớn mà khi ở nhà không thể đáp ứng được. Cụ thể:

  • Sơ chế dầu cọ bằng cách thực hiện vô trùng dưới áp suất cao, sau đó là tẩy màu và loại tạp chất.
  • Tiếp the là các bước liên tục sử dụng các quy trình tách lấy dầu.
  • Cuối cùng là thu thành phẩm

Quy trình sản xuất dầu cọ mặc dù không thể thực hiện được tại nhà nhưng giá của sản phẩm này cũng rất phải chăng, phù hợp với rất nhiều đối tượng người sử dụng.

Dầu cọ có tốt không?

Đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu có mang lại rất nhiều các lợi ích. Trong thành phần của các loại dầu rán hoặc bơ thực vật, thành phần dầu cọ có mặt rất nhiều. Ngoài ra, dầu cọ còn được dùng để thay thế các loại bơ để tăng độ mềm và xốp cho các loại bánh.

Dầu cọ
Dầu cọ có tốt không?

Đồng thời, dầu cọ còn có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa nên có tác dụng tăng thời gian bảo quản cho thực phẩm, giúp thực phẩm lâu ôi thiu và giảm lượng chất bảo quản sử dụng trong sản phẩm. Đặc biệt, dầu cọ có giá thành rất hợp lý nên được các nhà hàng rất ưa chuộng.

Những nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng dầu cọ

Cùng với những lợi ích mà việc sử dụng dầu cọ đem lại, chúng ta cũng cần nhìn nhận về những nguy cơ của việc sử dụng loại dầu này, đặc biệt là những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Trong thành phần của dầu cọ, không thể không kể đến những chất béo bão hòa, trong thành phần có chứa acid palmitic – một thành phần có nguy cơ tích tụ trong cơ thể rất cao nên tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu và các bệnh ung thư. Đồng thời, nếu cung cấp một lượng quá lớn dầu cọ cho cơ thể hoặc sử dụng trong một thời gian dài có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể – nguyên nhân chính dẫn đến mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.

Chính vì các nguy cơ trên, các chuyên gia đã khuyến cáo, dầu cọ chỉ nên sử dụng với các mục đích chăm sóc bên ngoài cơ thể như chăm sóc da và tóc. Đối với mục đích sử dụng trong các thực phẩm đưa vào cơ thể, vì nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch rất khó kiểm soát nên bạn nên hạn chế sử dụng.

Những vấn đề gây tranh cãi về dầu cọ

Việc sản xuất và chế biến dầu cọ từ nguồn thiên nhiên ít nhiều sẽ gây ra các tác động đối với môi trường tự nhiên.

Cây cọ dầu (nguồn sản xuất dầu cọ chính) phát triển rất tốt ở các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm như Indonesia, Malaysia, Thái Lan nên việc sản xuất tại các quốc gia này ngày càng phát triển. Để đáp ứng lại nhu cầu này, việc trồng cây cọ dầu ngày càng gia tăng dẫn tới các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường đất và các khu rừng nhiệt đới. Một trong những tác động rõ rệt nhất đó là nạn phá rừng và nguy cơ nóng lên toàn cầu và hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, việc trồng một số lượng lớn cây cọ dầu cũng ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái và môi trường sống của các loại động vật hoang dã. Nếu việc khai thác cọ cứ tiếp tục phát triển một cách quá mức như ở thời diểm hiện tại thì thực sự khó có thể nhìn thấy được một chút hi vọng nào về tương lai tươi sáng cho môi trường nơi đây.

Dầu cọ
Sản xuất dầu cọ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường

Nhưng để cải thiện được tình trạng này, không chỉ cần có sự quan tâm của các nhà chức trách địa phương ở nơi đây. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng này chính là do cong người đã tận dụng quá mức sự tiện lợi mà dầu cọ có thể mang lại. Bạn có thể nhìn thấy thành phần dầu cọ ở rất nhiều các loại thực phẩm được chế biến dưới nhiều phương thức khác nhau. Vì vậy, những người hiện đang quá phụ thuộc vào dầu cọ trong cuộc sống hằng ngày cũng cần tự bản thân đưa ra những giải pháp cho mình để thay thế vai trò của dầu cọ trong cuộc sống của họ (có thể sử dụng 1 phương án khá khả quan là dầu olive) để đóng góp một phần vào việc giảm tình trạng khai thác phát triển tài nguyên quá mức.

Dầu cọ giá bao nhiêu?

Dầu cọ hiện tại đang được bán trên thị trường với giá rơi vào khoảng 260.000 VNĐ cho một lọ 250ml. Với những tác dụng của nó có thể mang lại thì có thể khẳng định, đây là một mức giá quá rẻ. Tuy vậy thì bạn cũng nên tìm mua những nguồn hàng nào mà giá trị sản phẩm cũng gần tương đương, thấp hơn không quá đáng kể với giá nêu trên để có thể đảm bảo chất lượng đầu ra sản phẩm.

Dầu cọ mua ở đâu Hà Nội, TP.HCM?

Ở Hà Nội và tp.HCM có rất nhiều các cơ sở bán tinh dầu rất uy tín, bạn có thể đặt mua tinh dầu ở những cơ sở này. Tránh mua ở những nơi quá mập mờ về các thông tin liên quan đến sản phẩm, những nơi này có thể gây ra rất nhiều những rủi ro ngoài ý muốn.

Để biết cụ thể nhất những thông tin về các sản phẩm từ dầu cọ cũng như các cửa hàng bán tinh dầu uy tín, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Sống Khỏe 24h để chúng tôi có thể giải đáp các thắc mắc giúp bạn.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *