Thuốc Paratramol 37.5 mg + 325mg: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Hôm nay, Sống Khỏe 24h xin được chia sẻ tới bạn đọc sản phẩm thuốc Paratramol được Công ty Pharmaceuticals Works Polpharma S.A – BA LAN sản xuất. Nhằm mục đích cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về loại thuốc, thành phần, công dụng, cách dùng, giá bán,…của thuốc Paratramol, bài viết này mình sẽ chia thành những phần sau:

Paratramol là thuốc gì?

Paratramol là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, nhóm chống viêm không steroid, nó cũng có thể giúp chữa trị bệnh gout và các bệnh xương khớp được dùng giảm đau các cơn đau vừa đến nặng

Thuốc Paratramol  có số đăng kí lưu hành tại Việt Nam là: VN-18044-14

Mỗi viên nén bao phim Paratramol có chứa:

  • Tramadol Hydrochloride với hàm lượng 37,5mg
  • Paracetamol với hàm lượng 325mg

Tiêu chuẩn sản xuất: Thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, bạn nên xem hạn sử dụng được ghi trên bao bì sản phẩm và không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng.

Bảo quản: Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ bảo quản không quá  30 độ C, để nơi dễ nhớ và xa tầm tay trẻ em , vật nuôi.

Thuốc Paratramol có tác dụng gì?

Thành phần dược chất của thuốc Paratramol là Tramadol Hydrochloride và Paracetamol nên có các công dụng sau:

Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol, đây là thuốc giảm đau hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm và ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn aspirin. Paracetamol hạ sốt bằng cách tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt ở vùng dưới đồi làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên nên hạ nhiệt, tăng thải nhiệt. Cơ chế tác dụng của paracetamol vẫn còn gây tranh cãi do paracetamol có tác dụng ức chế emzym COX1, ức chế việc tổng hợp PG  nhưng lại không có tác dụng chống viêm, không ức chế đông máu. Thuốc có sinh khả dụng cao ( 80 đến 90% ), phân bó đồng đều trong mô và ít gắn với protein huyết tương. Thuốc có chuyển hóa bước 1 tại gan và thải trừ qua nước tiểu.

Tramadol Hydrochloride: là thuốc giảm đau gây nghiện có tác dụng giảm các cơn đau từ vừa đến nặng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng gây mê, hoạt động trong não để thay đổi cảm giác cơ thể bạn và đáp ứng với cơn đau do chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) liên kết với thụ thể Mu-opioid receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu các chất trung gian thần kinh như: norepinephrine và serotonin.

Chỉ định của thuốc Paratramol

Nhờ có thành phần là Paracetamol mà nó có thể giảm các cơn đau từ trung bình đến nặng.

Paratramol được dùng cho các triệu chứng đau đầu, đau khớp, tai hay đau răng, ngoài ra còn có thể điều trị sốt và nhiều triệu chứng khác nữa.

Paratramol hoạt động theo cơ chế làm gia tăng ngưỡng đau đồng thời làm tăng lưu lượng máu truyền trên da, ngăn chặn việc gây đau còn bởi việc thoát nhiệt hay đổ mồ hôi nữa.

Dùng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.

Tham khảo thêm nhiều thông tin hơn:

Cách sử dụng thuốc Paratramol như thế nào?

Cách sử dụng: Uống nguyên viên thuốc với 1 cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không nên uống Paratramol với những thức uống có cồn như rượu bia hay các chất kích thích khác, thức ăn không ảnh hưởng tới hấp thu. Nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống từ 1 đến 2 viên mỗi lần, ngày uống từ 4 đến 6 lần, tối đa 8 viên 1 ngày

Không sử dụng thuốc Paratramol khi nào?

Chống chỉ định sử dụng thuốc Paratramol cho những người mẫn cảm với paracetamol, tramadol hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với aspirin và các nsaid khác.

Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng sản phẩm này.

Tác dụng phụ của thuốc Paratramol

Trong quá trình sử dụng thuốc Paratramol, quý khách có thể gặp một hoặc một số tác dụng phụ sau:

Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa.

Bệnh nhân có thể bị rối loạn da hoặc tổ chức da: dị ứng, mẩn ngứa, nổi mày đay.

Rối loạn tâm thần: chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn.

Toàn thân: suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh.

Rối loạn hệ thần kinh trung ương: đau đầu, rùng mình.

Khi gặp các tác dụng không mong muốn, nên báo với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh nặng thêm những tác dụng phụ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Paratramol

Bạn cần báo cáo cho bác sĩ tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh, loại thuốc đang dùng trước khi sử dụng sản phẩm.

Nếu như người bệnh có sử dụng chung với rượu làm tăng độc tính trên gan.

Đối với phụ nữ thời kỳ mang thai thì thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có khuyến cáo về ảnh hưởng của thuốc đến trẻ khi người mẹ sử dụng thuốc. Nên cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng trước khi sử dụng.

Đối với người lái xe và vận hành máy móc thì cũng chưa có khuyến cáo về ảnh hưởng của thuốc Paratrmol lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc. Nên thận trọng do thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt.

Thận trọng với bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp.

Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.

Thận trọng khi sử dụng cho người già.

Tính an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi vẫn chưa xác định nên không dùng thuốc cho những đối tượng này.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc Paratramol với các thuốc khác có thể gây tác dụng đối kháng hay hiệp đồng.

Thuốc có tương tác với thuốc ức chế hệ TKTƯ như rượu, Opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.

Khi sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin gây tăng tác dụng phụ.

Sử dụng chung với carbamazepine làm giảm tác dụng của thuốc.

Để tránh bị gặp những tương tác thuốc không mong muốn bạn nên liệt kê cho bác sỹ những thuốc mình đang và đã từng sử dụng gần đây để được tư vấn một cách tốt nhất.

Quá liều, quên liều và cách xử lý

Quên liều: Khi quên 1 liều thuốc Paratramol, nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để bù liều. không nên tự ý gấp đôi liều dùng, làm như thế sẽ rất dễ hứng chịu những tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra đối với cơ thể.

Nếu bạn đã dùng quá liều thuốc thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ thăm khám và chữa bệnh.

Mình có một kinh nghiệm muốn chia sẻ với bạn rằng bạn nên đặt báo thức bằng điện thoại di động để nó nhắc nhở bạn uống thuốc hàng ngày, không hay bị quên liều nữa.

Thuốc Paratramol có giá bao nhiêu?

Thuốc Paratramol hiện nay được bán trên thị trường nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình cập nhật giá của nó.Chúng tôi có đội ngũ dược sĩ đại học tư vấn miễn phí, nếu cần hỗ trợ gì bạn hãy gọi điện cho hotline để được tư vấn nhé. Nếu bạn muốn mua thuốc Paratramol thì nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín, đạt chuẩn chất lượng để mua được thuốc đúng tiêu chuẩn, chất lượng tốt, tránh trường hợp mua phải Paratramol chất lượng kém, quá hạn sử dụng.

Tài liệu tham khảo

  1. Paracetamol, link: https://en.wikipedia.org/wiki/Paracetamol
  2. Ngân hàng dữ liệu ngành Dược Việt Nam Drugbank.vn: https://drugbank.vn/thuoc/Paratramol&VN-18044-14
  3. Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern, link:
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24779190
  4. Acetaminophen/paracetamol: A history of errors, failures and false decisions, link:
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25429980

 

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *