Tinh dầu ngải cứu: Tác dụng, cách làm tinh dầu, mua ở đâu?

Trong bài viết này, Sống Khỏe 24h sẽ mang đến cho các bạn một sản phẩm đang rất được người dùng ưa chuộng, đó là Tinh dầu ngải cứu. Mọi thông tin liên quan đến thành phần, tác dụng, cách làm, giá bán,… sẽ được chúng tôi nói đến một cách chi tiết trong bài viết.

Tinh dầu ngải cứu là gì?

Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là một cây thân thuộc trong dân gian Việt Nam. Không chỉ được dùng như một loại thực phẩm, gia vị nó còn được biết là một vị thuốc nam nổi tiếng. Ngải cứu có công dụng đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau và điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Đây cũng là vị thuốc phổ biến được ông bà chúng ta thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên quá trình sửu dụng ngải cứu cũng có nhiều điều bất tiện, tính hiệu quả chưa cao vì thế mà tinh dầu ngải cứu đã ra đời để khắc phục những hạn chế đó

Tinh dầu được chiết xuất từ cả cây ngải cứu bằng phương pháp cất kéo hơi nước ngoài khả năng điều trị các bệnh xương khớp đây còn là giải pháp hiệu quả giúp điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị các loại mụn, lưu thông máu lên não thấp.

Tinh dầu ngải cứu là gì?
Ảnh minh họa: Cây ngải cứu

Tinh dầu ngải cứu cay nồng, vị đắng có mùi đặc trưng.

Thành phần chủ yếu bao gồm: cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin. Nhờ đó mà tinh dầu ngải cứu có khả năng sát khuẩn, giảm đau nhức xương khớp, liền sẹo.

Tác dụng của tinh dầu ngải cứu

Những công dụng chung của tinh dầu ngải cứu.

Với những thành phần có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả tinh dầu ngải cứu có những tác dụng như: giảm đau hiệu quả ở những loại đau cơ xương khớp, bảo vệ chức năng thần kinh cột sống, chống viêm nhiễm thoái hóa khớp, chống tổn thương, tụ máu và phục hồi chức năng gân cơ. Bạn có thể dùng trong những trường hợp sau:

  • Đau mỏi vai, gáy, tê bì chân tay, đau lưng
  • Phục hồi chức năng ở bệnh nhân bị đột quỵ não, chức năng sau phẫu thuật cột sống – cơ – khớp, chức năng sau bất động gãy xương
  • Đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau do viêm khớp, do chấn thương, thoái hóa khớp, viêm đa khớp
  • Đau do chấn thương ở vị trí cơ khớp, bầm tím (không có hiện tượng chảy máu, gãy xương, sai khớp), chuột rút cơ.
  • Điều trị cảm lạnh, cảm mạo, trúng gió , trị sẹo, chống mệt mỏi, giảm sưng đau do muỗi cắn, côn trùng đốt.
    công dụng của tinh dầu ngải cứu
    Ảnh minh họa: Thai phụ bị đau lưng

Công dụng đối với mẹ và bé của tinh dầu ngải cứu

  • Phụ nữ trong và sau sinh: đau thắt lưng, đau lưng, đau chân tay, đau mỏi cổ vai gáy.
  • Dùng cho bé: Dùng khi bị côn trùng cắn, đau khi va chấn thương, va chạm..
  • Dùng cho trường hợp cảm cúm, cảm mạo, côn trùng cắn, muỗi đốt.
  • Dùng cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương, tiêu hóa kém, chậm phát triển chiều cao, cân nặng ( những nguyên nhân trên do ảnh hưởng từ cột sống) nên có thể dùng dầu xoa bóp đều vào cột sống lưng ho trẻ mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên nên rất khó gây kích ứng, xung huyết cho da trẻ em, và phụ nữ đang cho con bú

Tác dụng đối với xương khớp của người lớn tuổi

Tinh dầu ngải cứu giúp thẩm thấu xoa bóp điều trị các bệnh mãn tính có liên quan đến cột sống và thần kinh – cơ – khớp, trị liệu viêm thoái hóa cơ xương khớp, trị liệu chấn thương cơ – khớp ( không chảy máu, gẫy xương), hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, sau can thiệp cột sống – cơ – khớp, sau chấn thương gãy xương. Cụ thể những trường hợp:

  • Đau cổ, vai gáy, cánh tay
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ
  • Đau viêm dính khớp cột sống.
  • Đau do thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống.
  • Đau thần kinh cột sống, thần kinh tọa.
  • Đau tổn thương, cong vẹo cột sống.
  • Đau thoái hóa khớp, viêm đa khớp.
  • Đau chấn thương cơ – khớp, sưng phù nề, bầm tím.
  • Đau cơ do co rút mãn tính
  • Phục hồi chức năng của các vùng cơ, khớp sau phẫu thuật
  • Phục hồi chức năng sau chấn thưỡng gãy xương
    Tác dụng của tinh dầu ngải cứu
    Ảnh minh họa: Đau vai gáy ở người già

Cách dùng tinh dầu ngải cứu

Với nhóm tác dụng giảm đau nhức

  • Kết hợp tinh dầu ngải cứu với các loại tinh dầu thiên nhiên thông dụng với tỉ lệ 1/20 (dầu jojoba, dầu oliu)
  • Thoa nhẹ lên các vùng cơ đau nhức/ cột sống
  • Massage nhẹ nhàng kéo dài trong khoảng 5 – 7 phút, rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Nhóm tác dụng trị suy nhược, đau nhức toàn thân

Nhỏ 5-6 giọt tinh dầu ngải cứu vào bồn nước ấm để tắm kết hợp massage, giúp cơ thể thơm tho đồng thời điều trị các bệnh lý về da, suy nhược cơ thể

Xông hơi giải cảm lạnh, cảm cúm

  • Kết hợp tinh dầu ngải cứu với tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm gió tất cả cho vào một chậu nước nóng
  • Lấy khăn phủ kín cả mặt và chậu nước để tập chung hơi tinh dầu
  • Tiến hành xông hơi trong khoảng 5-10 phút

Cách làm tinh dầu ngải cứu như thế nào?

Bạn cần lựa chọn cây ngải cứu đúng thời điểm sao cho cây tươi mọng có nhiều tinh dầu nhất.  Giống như hầu hết các loại tinh dầu khác ta có thể dùng phương pháp cất kéo hơi nước đê chiết xuất. Dụng cụ chưng cất tinh dầu gồm 3 bộ phận: Nồi đun, bát con, đá lạnh, bình thủy tinh

Cách tiến hành:

  • Tiến hành ngâm cả cây ngải cứu vào nước, loại bỏ lá rể và rửa sạch
  • Cắt nhỏ ngải cứu và đổ vào nồi, đổ nước ngập khoảng 1/3 cây
  • Đặt bát con đựng đá vào giữa nồi để đun, giữ lửa đều nhỏ lửa
  • Đun 1 thời gian ngắn, bạn sẽ thấy đá tan chảy hết. Lúc này, bạn thay đá mới để tinh dầu liên tục ngưng tụ, 30-50 phút thay đá một lần
  • Khi nước sôi tinh dầu bị lôi cuốn theo hơi nước bay ra ngoài. Khi gặp lạnh, sẽ ngưng tụ và chảy vào bát con theo độ võng của vung nồi. Tinh dầu sẽ tự tích tụ dần dần trong bát.
  • Sau khi chưng cất hoàn tất, lấy tinh dầu ngải cứu nguyên chất vào bình thủy tinh sẫm màu và đậy nắp kín để sử dụng.
    Cách làm tinh dầu ngải cứu như thế nào?
    Ngâm nước cây ngải cứu

Những điểm lưu ý khi sử dụng tinh ngải cứu

Không được uống tinh dầu ngải cứu trực tiếp trong bất kỳ trường hợp nào

Khi sử dụng cho đối tượng trẻ em và phụ nữ cho con bú cần chú ý cách dùng sao cho tránh được những tác dụng phụ

Để xa tầm tay trẻ em, tránh để tinh dầu tiếp xúc với lửa( không nên để trong bếp)

Không để tinh dầu rơi trúng mắt, niêm mạc và vùng da nhạy cảm

Không thoa trực tiếp lên vết thương hở.

Không tự ý sử dụng tinh dầu trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế nếu cần thiết.

Không sử dụng cho các bệnh nhân bị mẫn cảm, dị ứng với tinh dầu ngải cứu

Tinh dầu ngải cứu giá bao nhiêu?

Giá bán tinh dầu ngải cứu khá đắt dao động từ 60.000đ đến 80.000đ cho 70ml tinh dầu. Mức giá này tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu, các loại hoạt chất bổ xung và thương hiệu của cơ sở chế biến. Nếu mà tìm mua những sản phẩm tinh dầu ngải cứu với giá trị rẻ hơn rất nhiều so với giá nêu trên thì hãy đề phòng. Rất có thể những sản phẩm đó có thể là những sản phẩm kém chất lượng, không đạt được tiêu chuẩn vì giá trị của sản phẩm không thể chênh lệch quá lớn so với giá sàn

Tinh dầu ngải cứu mua ở đâu?

Tinh dầu ngải cứu được bán ở rất nhiều những cơ sở khác nhau và nó rải rác khắp toàn quốc. Vì vậy, bạn có thể tìm mua được sản phẩm này một cách rất dễ dàng. Tuy nhiên, để đề phòng tình trạng hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường hiện nay thì hãy chọn mua tại những cơ sơ đã có uy tín lâu đời để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Mọi thông tin còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline của Sống Khỏe 24h, đội ngũ của chúng tôi luôn túc trực 24/24 sẵn sàng phục vụ bạn.

Xem thêm:

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *